Kế hoạch chiến lược là nhân tô giúp doanh nghiệp phát triển. Khi thiếu một kế hoạch chiến lược, doanh nghiệp sẽ hoạt động kém hiệu quả và thậm chí đi vào sa sút, phá sản. Vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải lập được một bản kế hoạch chiến lược cho mình.
Để có được một kế hoạch chiến lược, chủ doanh nghiệp phải nắm được khái quát đặc điểm, các nguyên tắc cũng như quy trình lập một bản kế hoạch chiến lược.
Thiếu kế hoạch chiến lược phù hợp - doanh nghiệp dễ đi vào thất bại
Để tồn tại và phát triển, các chủ doanh nghiệp cần phải xây dựng được một kế hoạch chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu không xác định được kế hoạch chiến lược đúng đắn, thì doanh nghiệp rất khó đạt được mục tiêu đề ra, không tận dụng được nguồn lực vốn có, tận dụng được cơ hội phát triển, và khó tránh khỏi những rủi ro.
Xây dựng kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp chính là để thực hiện tầm nhìn, mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, thiếu một chiến lược phát triển phù hợp thì mục tiêu của doanh nghiệp rất khó thực hiện hoặc dễ bị đi chệch hướng. Khi không có chiên lược phát triển, doanh nghiệp cũng rất khó đánh giá được mức độ thực thi của tầm nhìn.
Lập kế hoạch chiến lược là lên danh sách cho những công việc cần thực hiện và cách thực hiện những công việc đó. Khi không có được bản danh sách đúng, thì chủ doanh nghiệp khó đưa ra được những quyết định, hoạt động đúng. Họ không phân bổ được nguồn lực hợp lý cũng như không đánh giá được những cơ hội và mức độ rủi ro trong quá trình điều hành, phát triển doanh nghiệp
Các đặc điểm của kế hoạch chiến lược
Một kế hoạch chiến lược chính là một quá trình hoạt động, phát triển ăn sâu vào cơ cấu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược phải vạch rõ tầm nhìn, xác định hướng đi lâu dài, và các thành tựu sẽ đạt được khi thực hiện theo chiến lược đó, phải được xây dựng trên những thế mạnh của doanh nghiệp,
• Vạch rõ tầm nhìn: Kế hoạch chiến lược phải cụ thể hóa được tầm nhìn cho doanh nghiệp. Ở đó người ta sẽ biết được doanh nghiệp phát triển như thế nào trong tương lai.
• Định được hướng đi lâu dài cho doanh nghiệp: Một kế hoạch chiến lược phải mang tính chất tổng thể và dài hạn tong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phải cho biết làm như thế nào để từ mục tiêu này đạt được mục tiêu qua trong một thời gian lâu dài.
• Xây dựng dựa trên những thế mạnh của doanh nghiệp: kế hoạch chiến lược đó được xây dựng dựa trên các đơn vị kinh doanh chủ chốt và các sản phẩm mang tính chiến lược của doanh nghiệp. Nó phải khai thác được thế mạnh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc lập kế hoạch chiến lược
Muốn thực hiện thành công thì một bản kế hoạch chiến lược phải đảm bảo được các yếu tố: thiết thực, liên kết được các nguồn lực, xác định rõ ràng các phương pháp tiến hành và trách nhiệm, tiến hành đánh giá, kiểm tra thường xuyên.
• Đảm bảo tính thiết thực: Mục tiêu mà kế hoạch chiến lược thực hiện mang tính chất lâu dài, rộng lớn. Vì thế, kế hoạch chiến lược lập ra phải chắc chắn thực hiện được trong tương lai.
• Xác định rõ ràng các phương pháp tiến hành và trách nhiệm của từng thành viên: Một kế hoạch chiến lược mang tính tổng thể chỉ có thể thực hiện được khi nó đưa ra được các phương pháp tiến hành cụ thể, rõ ràng, trong từng giai đoạn. Mỗi thành viên cần phải nắm được rõ trách nhiệm của mình, để thực hiện đúng công việc, đúng thời hạn, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận khác.
• Khai thác, liên kết được các nguồn lực: Một kế hoạch chiến lược cần phải khai thác được điểm mạnh mọi mặt của doanh nghiệp, đặc biệt là điểm mạnh về nguồn nhân lực. Các thành viên trong ban lãnh đạo, và giữa ban lãnh đạo với nhân viên cần phải liên kết chặt chẽ với nhau, hiểu rõ giá trị của chiến lược đề ra và cùng quyết tâm thực hiện. Một kế hoạch chiến lược mang tính chất tổng thể và liên tục, vì vậy sự liên kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
• Đánh giá, kiểm tra thường xuyên: Các kế hoạch chiến lược cần được kiểm tra, đánh giá ít nhất một năm một lần, đảm bảo các mục tiêu của chiến lược không đi chệch hướng . Khi doanh nghiệp đang trong quá trình có nhiều thay đổi thì kế hoạch chiến lược cần đánh giá thường xuyên hơn.
Khái quát quy trình lập kế hoạch chiến lược
Để chuẩn bị lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp, trước hết nhà doanh nghiệp phải lập được một đội dự án, sau đó giới thiệu tổng quát kế hoạch chiến lược đến các thành viên, lập kế hoạch hoạt động cho từng mục tiêu, và lập kế hoạch hoạt động hàng năm. Trong mỗi bước này, doanh nghiệp cần tích cực itếnp nhận và trao đổi ý kiến phản hồi từ mọi thành viên trong doanh nghiệp. Từ đó, có những quyết định, điều chỉnh phù hợp.
STT |
Các bước
|
Giải thích
|
1
|
Lập đội dự án
|
Đội dự án có thể bao gồm: chủ tịch hội đồng quản trị, ban quản trịvà các thành viên khác. Mỗi thành viên trong đội dự án phải có trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, gắn với việc thực thi kế hoạch chiến lược. Đội có một ban lãnhđạođể chỉđạo và tham gia vào quá trình lập, thực hiện kế hoạch
|
2
|
Giới thiệu tổng quát kế hoạch chiến lược
|
Ban lãnhđạosẽ giới thiệu những nét chính nhất về kế hoạch chiến lược tới mọi thành viên trong doanh nghiệp: các mục tiêu cần phát triển, khả năng đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi thành viên đội dự án, các điều tra tổng quát về quá trình lập kế hoạch…
|
3
|
Lập kế hoạch hoạt động cho mỗi mục tiêu
|
Vạch ra các phương pháp thực hiện cụ thểcho mỗi mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ phát triển trong tương lai. Các mục tiêu trướcmắt, lâu dài cần đượcthực hiệnnhưthế nào, nhiệm vụ của mỗi thành viên đối với các mục tiêu đó.
|