Tác giả :
     
     Theo GS. Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2015: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR – Fourth Industrial Revolution) cùng với IoT (Internet of Things) đã, đang và sẽ làm thay đổi nhiều phương thức tiếp cận trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, trong có giáo dục và đào tạo.
Theo báo cáo “Students, Computers and Learning: Making the Connection”, PISA, OECD Publishing, 2015: trong bối cảnh hiện nay (FIR and IoT), ba câu hỏi cho giới làm chính sách giáo dục và đội ngũ các nhà giáo hiện nay là: 
i) Có nên đưa công nghệ vào lớp học hay không? 
ii) Nên đưa vào như thế nào? 
iii) Có thể tận dụng công nghệ đương thời để sáng tạo những phương thức giảng dạy hiệu quả trong bối cảnh mới, giải quyết tốt hơn những vấn đề muôn thuở của giáo dục hiện nay hay không?
Thêm vào đó, để tồn tại và phát triển, nhu cầu xây dựng một cơ sở giáo dục đẳng cấp khu vực/quốc tế  là một nhu cầu hấp dẫn nhưng khá nhiều “cạm bẫy”, theo báo cáo của nhóm công tác E-ASEAN UNDP-APDIP,  “Nếu có đủ nguồn tài chính thì công nghệ  (phần cứng) là phần dễ dàng nhất, còn lại là chương trình giảng dạy, khả năng sư phạm, sự sẵn sàng của các thể chế, trình độ của giáo viên, … “
     Tại Việt nam, mặc dù đã có khá nhiều nỗ lực ở các cấp vĩ mô, vi mô và của đội ngũ giảng viên và sinh viên, nhưng các kết quả về nâng cao chất lượng GDĐT còn khá khiêm tốn, mang tính bề nổi, thiếu tính bền vững, … mà nguyên nhân chính đó là: sự lạc hậu, thiếu đồng bộ, xơ cứng, sao chép trong tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục và đào tạo, trong vận dụng các phương pháp, các công cụ dạy-học-kiểm tra đánh giá để giúp người học hình thành tri thức  và sự khát vọng chiếm lĩnh tri thức của họ.

Idea of higher education for the 21st Century
Không chỉ là cơ sở hạ tầng, đó là văn hóa học thuật, là cách tổ chức nền giáo dục bậc cao cho mọi người 

CCAD Edtech là gì?
     = Constructivism–CDIO –Active –Digital Educational Technology
     Là một định hướng công nghệ giáo dục chuyên nghiệp được hình thành và phát triển trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu của tâm lý học, giáo dục học, khoa học nhận thức, và lý luận dạy-học hiện đại, các kết quả của FIR và IoT để vận dụng và sáng tạo ra phương thức quản lý đào tạo, phương thức tổ chức và thực hiện dạy - học - kiểm tra đánh giá phù hợp hơn, hiệu quả hơn nhằm giải quyết tốt hơn những vấn đề của giáo dục và đào tạo trong thế kỷ 21.
Vai trò các thành tố trong CCAD Edtech: 

ord

Thành tố

Vai trò

1

Constructivism

Cung cấp nền tảng để đổi mới nhận thức và tư duy

2

CDIO

Cung cấp phương pháp luận để xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo, đề cương môn học, cách thức quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học

3

Active

Cung cấp mô hình, cách tiếp cận và các phương pháp để hiện thực hóa các ý tưởng và kế hoạch sư phạm của các giảng viên

4

Digital

Môi trường và các công cụ để thực hiện


Sự khác biệt giữa CCAD Edtech và các công nghệ giáo dục khác
Khác với các công nghệ giáo dục khác tập trung giúp người dạy phải đồng loạt chuyển từ truyền đạt tri thức sang giúp người học tự hình thành tri thức theo mô hình năng lực KSA (Knownledge, Skill, Attitude) trên nền tảng tiếp cận dạy học trực tiếp (face to face) hay dạy học từ xa (distance learning), CCAD Edtech tập trung giúp người dạy, và cả người học từng bước hình thành các năng lực trụ cột như năng lực phân tích, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, … (Analytical, Creative,  Practical Competences, …) theo mô hình “Trí thông minh để thành công” (successfully intelligent - Robert J. Sternberg - 1996) trên nền tảng tiếp cận dạy học kết hợp và dạy học đảo ngược (Blended&Flipped learning) trong sự phù hợp với môi trường dạy học số của trường và năng lực giảng viên ở 3 cấp độ thấp, trung bình và cao (Low, Medium, high)
Phương trâm của CCAD Edtech: 
Sẽ không có người học thành công nếu không có người dạy thành công
Tính đồng bộ cần thực hiện khi triển khai CCAD Edtech 
CCAD Edtech không phải là 1 khuôn mẫu, CCAD Edtech hướng tới xây dựng “Văn hóa học thuật, và cách thức tổ chức giáo dục bậc cao” mà trong đó cần sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường  (các nhà quản lý giáo dục) và sự sáng tạo của các giảng viên, có thể hình dung sơ bộ sự phối hợp là như sau:

TT

Trường (Quản lý GD)

Các Giảng viên

1

Đổi mới tư duy Quản lý quá trình giáo dục và đào tạo

Đổi mới nhận thức về quá trình Dạy-Học-Kiểm tra đánh giá (D-H-KTĐG)

2

Xây dựng hệ thống ICT băng thông rộng (bao gồm cả phần Cứng&Mềm) để hỗ trợ các giảng viên số hóa, lưu trữ các tư liệu D-H-KTĐG, và thực hiện giảng dạy.

Xây dựng hệ thống học liệu (giáo trình, bài giảng, hướng dẫn học tập ở dạng truyền thống sang dạng số hóa), hệ thống các loại bài kiểm tra đánh giá theo năng lực thực hiện phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra, nhu cầu thị trường

3

Tổ chức môi trường lớp học phù hợp để các giảng viên có thể áp dụng kỹ thuật  và các tiếp cận dạy học mới (Blended, flipped, Active learning)

Chuẩn bị các phương pháp  giảng dạy  phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra,  nội dung, tính chất môn học : Group learning, Learning by doing, Problem-based learning, Project-based learning, Experiential learning, Discovery learning, Inquiry-based learning,  …

4

Ban hành các qui định mới về  xây dựng, quản lý, thực thi, đánh giá và phát triển các chương trình đào tạo, tư liệu D-H-KTĐG, chính sách đãi ngộ giảng viên, …

Đưa ra được các yêu cầu học tập mới cho người học

Cập nhật nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức và từng bước chuẩn hóa về KTĐG theo yêu cầu của Active learning

5

Ban hành các qui định mới về tổ chức và quản lý quá trình giảng dạy, học tập, đánh giá sự tiến bộ

Thực hiện kỹ thuật giảng dạy mới, quản lý quá trình học tập và KTĐG theo các bước trên

6

Định kỳ thực hiện các cải tiến theo dữ liệu được phân tích

Định kỳ thực hiện các cải tiến theo dữ liệu được phân tích


Những lợi ích khi triển khai CCAD Edtech
1. Giúp các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên và cả các bên liên quan khác hiểu rõ hơn việc quản lý, quản trị quá trình đào tạo, việc giảng dạy&học tập  để thực hiện cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả dựa trên dữ liệu và phân tích dữ liệu;
2. Cung cấp được dịch vụ GDĐT cho số đông (bao gồm cả các đối tượng trong trường, cả các đối tượng chuẩn bị vào trường) với chi phí thấp hơn nhiều hoặc cung cấp chất lượng cao hơn với cùng chi phí trong khi vẫn đảm bảo mặt bằng chất lượng;
3. Dễ dàng nhân rộng những mô hình tốt (từ các thức quản lý đào tạo, cách thức gảng dạy, đến các tư liệu dạy-học- KTĐG) ở quy mô lớn;
4. Gia tăng năng suất của giáo viên, giải phóng giáo viên khỏi những công việc tay chân vốn tốn thì giờ như thi cử, chấm bài, đánh giá chất lượng đề thi, câu hỏi thi, mức độ hoàn thành các chuẩn đầu ra dự kiến, ….
5. Phát triển các giải pháp cho các vấn đề cơ bản như quốc tế hóa các CTĐT, phát triển đội ngũ nhà giáo, mở rộng cơ hội tiếp cận hạ tầng công nghệ;

Liên hệ:
TS. Nguyễn Tiến Dũng
ĐT: 0908126844, Email: dungnt@hcmute.edu.vn


Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84.8) 3896 8641 - (+84.8) 3896 1333

E-mail: ic@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 3,051

Tổng truy cập:12,709